Lễ hội trăng rằm ( tết Trung Thu ), một trong những lễ hội đặc sắc nhất tại Trung Quốc. Đây là khoảng thời gian để đoàn tụ cùng gia đình dưới ánh trăng rằm tháng Tám, với vô số các hoạt động và câu chuyện ý nghĩa ẩn chứa trong ngày lễ này. Hãy cùng Ongvove tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Truyền thuyết về Lễ hội trăng rằm ở Trung Quốc
Dân gian Trung Hoa lưu truyền vô vàn những điển tích về nguồn gốc của ngày Tết Trung thu truyền thống. Nhưng một trong những câu chuyện phổ biến nhất là về Hằng Nga và người chồng tên Hậu Nghệ. Theo truyền thuyết, Hậu Nghệ là một xạ thủ uy dũng đã bắn xuống 9 mặt trời để cứu thế giới khỏi bờ vực diệt vong. Vì công lao đó, Hậu Nghệ được ban cho một viên ngọc trai bất tử. Tuy nhiên, ông không muốn sử dụng nó mà để lại cho vợ của mình.
Một ngày kia, khi Hậu Nghệ đi ra ngoài, một tên trộm đã đột nhập vào nhà của ông và cố gắng lấy viên ngọc trai. Hằng Nga đành phải nuốt viên ngọc trai để bảo vệ nó và ngay lập tức bay lên trời. Cô đã chọn ở trên mặt trăng vì đó là nơi gần nhất với chồng mình. Khi Hậu Nghệ trở về và biết chuyện, ông đã rất đau buồn, từ đó để tưởng nhớ vợ ông đã đặt những món ăn yêu thích của Hằng Nga lên bàn thờ. Người hậu thế đã làm theo và hằng năm cầu nguyện, dâng bánh trung thu lên mặt trăng để kính trọng nữ thần Hằng Nga. Đó là nguồn gốc của Lễ hội trăng rằm ( tết Trung Thu ), một ngày để tôn vinh tình yêu, gia đình và sự hi sinh.
Lễ hội trăng rằm trong văn hóa Trung Quốc
Trong văn hóa Trung Hoa, Lễ hội trăng rằm ( tết Trung Thu ) có nghĩa là "giữa mùa thu", biểu thị sự chuyển giao giữa mùa hè và mùa đông. Tết Trung thu cũng được gọi là Tết Đoàn viên, vì đây là dịp để mọi người trong gia đình sum họp, thưởng thức bánh trung thu, ngắm trăng và chia sẻ tình cảm. Ngoài cái tên Tết Trung thu thì lễ hội này còn có nhiều tên gọi khác như: Tết hoa đăng, Tết trông trăng, Tết thiếu nhi, lễ cúng trăng, lễ sum họp…
Vào đời nhà Chu, mỗi năm cứ đến tiết Trung Thu đều tổ chức cúng bái Nguyệt thần. Đến đời nhà Đường, nhà nhà cùng thưởng trăng, người người cùng đùa giỡn dưới trăng. Đời Nam Tống, người dân còn có phong tục làm bánh tặng nhau, thưởng trăng trên sông. Từ đời nhà Minh, Thanh đến nay, lễ hội Trung Thu ở Trung Quốc đã có sự thay đổi rõ rệt với nhiều hoạt động như: thắp hương, làm cây Trung thu, thắp đèn tháp, thả đèn trời, chạy theo trăng, múa rồng lửa... Tuy không còn như xưa nữa nhưng một số tập tục như cúng ông bà, ngắm trăng… vẫn được truyền lại qua từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Trong ngày Tết Đoàn viên, bên cạnh bánh Trung thu, người dân Trung Quốc còn trang trí các loại đào, quýt, thanh long… trên bàn thờ gia tiên, cũng như trang trí nội thất của ngôi nhà bằng những chiếc đèn lồng lung linh.
Lễ hội Trung Thu được người Trung Quốc chú trọng, đầu tư rất nhiều về mặt trang trí, có thể thấy từ trên đường phố đến những khu chợ đêm, các quán bánh kẹo, hàng rong… đều được trang hoàng với những lồng đèn, tiểu cảnh, cổng chào vô cùng hoành tráng và rực rỡ.
Những kí ức tuổi thơ, phút giây đoàn viên, với nhiều cung bậc cảm xúc… là giá trị tinh thần quý giá mà lễ hội Trung thu mang lại cho người dân Trung Quốc. Đây là một phần quan trọng của văn hóa Trung Quốc, phản ánh tinh thần đoàn kết, tình yêu và sự tôn trọng thiên nhiên, đất trời.
Người Trung Quốc làm gì vào Lễ hội trăng rằm ?
Vào đêm trăng rằm tháng 8 hàng năm, người Trung Quốc không chỉ quây quần bên gia đình, cùng ngắm trăng, rước đèn, xem múa lân, thưởng bánh mà còn có rất nhiều hoạt động, phong tục truyền thống khác như: tế trăng, thả đèn hoa đăng, thưởng rượu quế hoa, giải câu đố…
Ngắm trăng
Lễ hội trăng rằm ( tết Trung Thu ) là thời điểm trăng sáng và tròn nhất trong năm, tượng trưng cho sự sum họp, bình an và hạnh phúc của gia đình.
Từ thời cổ đại, người Trung Quốc đã có phong tục ngắm trăng vào đêm Trung thu. Theo sử sách ghi lại, nhiều buổi lễ tế thần mặt trăng vào đêm rằm tháng 8 đã diễn ra thường xuyên vào đời Chu, với lễ vật là những thức bánh Trung thu, dưa hấu, táo và nho.
Đến thời Đường - Tống, tục lệ ngắm trăng càng trở nên phổ biến đến mức người ta còn gọi Trung thu là Tết ngắm trăng. Ngày nay, vào dịp Tết Trung thu, người dân Trung Hoa dù là đang sum họp gia đình hay đang hòa vào dòng người trẩy hội thì cũng không quên ngước lên trời ngắm ánh trăng tròn hiền hòa để cầu mong mọi điều bình an.
Ăn bánh Trung thu
Được đặt theo tên của lễ hội Trung thu ở Trung Quốc, chiếc bánh này ban đầu là vật cúng tế thần mặt trăng. Sau này, ăn bánh và ngắm trăng trở thành hai việc không thể thiếu để có một mùa Tết Đoàn viên trọn vẹn.
Theo thời gian, bánh Trung thu đã trở nên đa dạng về nguyên liệu, hình dáng. Thậm chí ở Trung Quốc, người ta còn thiết kế ra những hộp bánh Trung thu với kiểu dáng sang trọng, độc đáo được khách du lịch Trung Quốc ưa chuộng, mua về làm quà cho người thân, đối tác.
Bên trong, bánh Trung thu không chỉ có nhân thơm ngon mà vỏ ngoài còn được in nhiều hình ảnh cầu kỳ bắt mắt: Hằng Nga bay lên cung trăng, đêm trăng ngân hà, tam đàn ấn nguyệt… Người dân cũng gửi gắm rất nhiều tâm tư tình cảm vào chiếc bánh. Nhất là với những người con xa xứ, không kịp về nhà vào Tết Đoàn viên thì chiếc bánh Trung thu cũng phần nào giúp vơi đi nỗi nhớ quê hương da diết.
Tế trăng
Đây là một phong tục đón Tết Trung thu có từ thời cổ đại, bắt nguồn từ truyền thuyết diễn ra ở nước Tề. Tương truyền có một cô gái mang dung mạo xấu xí nhưng tài đức xuất chúng từ nhỏ. Khi trưởng thành, cô được tuyển vào cung nhưng không nhận được sự sủng ái của nhà vua. Cô ngày ngày thành kính cầu khấn thần mặt trăng cho mình một cuộc sống tốt hơn. Cho đến một đêm rằm tháng 8, nhà vua gặp cô khi đi dạo dưới ánh trăng đẹp nhất năm và say đắm với nhan sắc của cô, liền phong làm Hoàng hậu. Từ đó, các thiếu nữ bắt đầu truyền tai nhau cúng trăng vào ngày Tết Trung thu để cầu mong mình có được dung mạo hơn người.
Thả đèn
Song song với tục lệ tế trăng, tục lệ thả đèn trời hoặc trên sông, một hoạt động không chỉ mang màu sắc văn hóa truyền thống mà còn thu hút rất nhiều khách du lịch nước ngoài.
Vào ngày lễ hội Trung thu, người Trung Quốc sẽ tụ họp ở quảng trường ,bãi đất trống… để thả đèn Khổng Minh bay lên trời để cầu mong may mắn, ước muốn hạnh phúc đến với bản thân, gia đình và bạn bè. Còn ở dưới bờ sông thì những nam thanh - nữ tú cùng nhau thả xuống nước những chiếc đèn được làm bằng giấy dầu, với nhiều hình dáng khác nhau nhưng phổ biến là hình hoa sen, chiếc thuyền, khối lập phương… Những chiếc đèn rực sáng nối nhau, trôi theo dòng nước làm cho mặt sông lung linh, huyền ảo vô cùng.
Vào lúc bắt đầu thả đèn, ai ai cũng thành tâm cầu nguyện, mong những điều ước của mình sẽ theo chiếc đèn sẽ trở thành hiện thực.
Giải câu đố
Đêm rằm Trung thu ở những nơi công cộng người dân sẽ treo rất nhiều đèn lồng, bên dưới có gắn thêm những câu đố, có thể về lịch sử, văn hóa, điểm tham quan, du lịch, món ăn Trung Quốc…. Mọi người sẽ tập trung lại, cùng nhau giải những câu đố đó. Đây là hoạt động mà người dân Trung Quốc dù già hay trẻ đều rất ưa chuộng, đặc biệt là những cặp nam nữ đang độ đôi mươi. Trong quá khứ, trò chơi này cũng đã để lại vô số giai thoại tình yêu. Vì vậy, phong tục giải câu đố trong đêm Trung thu cũng là một cách vô cùng tinh tế để bạn thổ lộ tình cảm với người mình yêu. Bên cạnh đó, việc giải đố cũng rất thích hợp với những bạn thiếu nhi, giúp các bé có thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Một số lưu ý khi tham gia Lễ hội trăng rằm tại Trung Quốc
Tham gia Lễ hội trăng rằm (Tết Trung Thu) tại Trung Quốc là một trải nghiệm đầy màu sắc và ý nghĩa. Dưới đây là một số lưu ý để bạn có thể tận hưởng lễ hội một cách trọn vẹn:
-
Hiểu về ý nghĩa lễ hội: Tết Trung Thu là dịp để gia đình đoàn tụ, cùng nhau ngắm trăng và thưởng thức bánh trung thu. Hiểu rõ về lịch sử và ý nghĩa của lễ hội sẽ giúp bạn cảm nhận sâu sắc hơn về những hoạt động diễn ra.
-
Thưởng thức bánh trung thu: Bánh trung thu là món ăn truyền thống không thể thiếu. Có nhiều loại bánh trung thu với nhân khác nhau như đậu xanh, hạt sen, trứng muối, và các loại nhân hiện đại như socola hay trà xanh.
-
Tham gia các hoạt động truyền thống: Các hoạt động như thả đèn lồng, múa lân, và các buổi diễn nghệ thuật thường được tổ chức. Tham gia vào những hoạt động này sẽ giúp bạn hòa mình vào không khí lễ hội.
-
Ngắm trăng cùng gia đình và bạn bè: Ngắm trăng là hoạt động chính trong đêm Trung Thu. Hãy tìm một địa điểm thoáng đãng, có thể là sân nhà, công viên hoặc các khu vực ven sông để ngắm trăng cùng gia đình và bạn bè.
-
Tôn trọng phong tục và tập quán địa phương: Mỗi vùng miền ở Trung Quốc có thể có những phong tục và tập quán riêng biệt trong dịp lễ này. Tôn trọng và tìm hiểu trước về những phong tục này sẽ giúp bạn tránh những tình huống không thoải mái.
-
Chuẩn bị quà tặng: Tặng quà, đặc biệt là bánh trung thu, là một phần quan trọng của lễ hội. Nếu bạn được mời tham dự lễ hội tại nhà người Trung Quốc, hãy chuẩn bị một món quà nhỏ để bày tỏ lòng biết ơn.
-
Tham gia các lễ hội ánh sáng và hội chợ: Nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc tổ chức lễ hội ánh sáng và hội chợ nhân dịp Trung Thu. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn trải nghiệm văn hóa và ẩm thực đặc sắc của Trung Quốc.
-
Học một vài câu chúc mừng: Học một vài câu chúc mừng bằng tiếng Trung như Zhōngqiū kuàilè - Chúc mừng Trung Thu sẽ giúp bạn dễ dàng giao tiếp và thể hiện sự hòa đồng với người dân địa phương.
Lời kết: Lễ hội trăng rằm ( tết Trung Thu ) của người Trung Quốc được xem là ngày lễ Tết quan trọng vì mang nhiều ý nghĩa và ẩn chứa những giá trị văn hóa - lịch sử lâu đời với những phong tục độc đáo. Hy vọng rằng với những thông tin mà Ongvove đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có được chuyến du lịch thật ý nghĩa.