Nghề nào khiến cho bạn muốn đi đây đi đó khắp nơi trên thế giới? Không những không mất tiền mà lại được trả tiền? Có vô số nghề từ làm báo, đến diễn thuyết... nhưng một nghề thú vị hơn hết chính là hướng dẫn viên Outbound – dẫn khách Việt Nam đi nước ngoài.

Điều kiện cấp thẻ hành nghề, để trở thành một hướng dẫn viên Outbound

Tiêu chí của Tổng Cục Du Lịch Việt Nam hiện nay chia làm 2 loại hình HDV cơ bản: Nội địa và Quốc tế. Theo đó, Hướng dẫn viên quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa; hướng dẫn viên nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là người Việt Nam và không được hướng dẫn đối với khách du lịch là người Trung Quốc. Theo Điều 72 Luật Du lịch số 44/2005/QH11, điều kiện hành nghề, tiêu chuẩn cấp thẻ hướng dẫn viên:

1. Điều kiện cấp thẻ hành nghề, để trở thành một hướng dẫn viên Outbound

Hướng dẫn viên được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên và có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành.

Người có đầy đủ các điều kiện sau sẽ được cấp thẻ hướng dẫn viên nội địa:

  • Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

  • Không mắc bệnh hiểm nghèo, không sử dụng các chất gây nghiện;

  • Có bằng trung cấp chuyên nghiệp chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên; nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch của cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp.

Người có đầy đủ các điều kiện sau đây được cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế:

  • Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

  • Không mắc bệnh hiểm nghèo, không sử dụng các chất gây nghiện;

  • Có trình độ đại học chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên; nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên ngành hướng dẫn du lịch của cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp;

  • Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ.

Rèn luyện tính cách để thích ứng làm hướng dẫn viên Outbound

Trong nghề HDV, đặc biệt hướng dẫn viên Outbound – thường xuyên làm việc trong những môi trường văn hoá thay đổi, môi trường sống thay đổi, bắt buộc phải hình thành cho mình những tính cách riêng – điều có tác động vô cùng quan trọng đến kết quả hướng dẫn. Đôi khi nó còn quan trọng hơn nhiều so với việc bạn có nhiều kiến thức, am hiểu hay không. Có 4 loại tính cách chủ yếu của nghề hướng dẫn viên Outbound:

  • Tính cách Cảnh sát: Khi bạn có tính cách này bạn có xu hướng sẽ liệt kê ra luật lệ và quy định của từng khu vực, điểm đến và "đe dọa" khách không nên vi phạm. Với tính cách này chắc chắn khách sẽ có tâm lý không thoải mái mỗi khi kết thúc chuyến đi. Điều này tất nhiên sẽ làm cho khách du lịch không hề cảm thấy vui vẻ trong chuyến đi đó mà còn có ấn tượng không tốt đối với chuyến đi sau thậm chí là đối với các khách khác.

  • Máy móc (Robot): Lặp lại thông tin một cách máy móc, rập khuôn khi giới thiệu với từng đoàn khách. Thông tin cho giới thiệu cả đoàn trước đoàn sau giống hệt nhau với mọi lúc, mọi nơi đã dẫn khách đến. Hướng dẫn viên Outbound có tính cách thuộc loại này thích với hướng dẫn tại nhà trưng bày, khu di tích lịch sử. Trong các chuyến tham quan khám phá thiên nhiên hoặc du lịch nước ngoài thì việc khám phá và trải nghiệm những điều độc đáo, mới lạ mới thực sự hấp dẫn đối với du khách chứ không phải việc lặp lại mọi thông tin HDV có.

  • Chủ nhà: Chào đón du khách như những người bạn đến chơi nhà mình. Hướng dẫn viên Outbound có tính cách này sẽ rất thân thiện, vui vẻ trong nói chuyện, trình bày các nội dung hướng dẫn cũng như khi khách hỏi về các nội dung đã có hay chưa có trong lịch trình của chuyến đi. Với tính cách làm việc như thế thì khách sẽ dễ dàng có thiện cảm hơn và cũng sẽ thông cảm hơn với những rủi ro có thể xảy đến khi được hướng dẫn. 

  • Chuyến tham quan đương nhiên là có ý nghĩa nhất nếu hướng dẫn viên đóng vai trò chủ nhà. Điều này không phải là đơn giản mà đòi hỏi bạn phải kiên trì và coi như một nghề nghiệp thật sự mới làm được. Tuy vậy, nếu nhóm khách đã có hứng thú thì lúc ấy công việc của hướng dẫn viên sẽ dễ dàng và thích thú hơn. 

  • Kiên trì, nhẫn nại, luôn thân thiện với mọi người là phẩm chất cần có của một hướng dẫn viên du lịch

2. Rèn luyện tính cách để thích ứng làm hướng dẫn viên Outbound

Những thử thách khi làm hướng dẫn viên Outbound

Điểm thú vị của nghề hướng dẫn viên Outbound có lẽ ai cũng biết: Đi nhiều nơi, nhiều đất nước, giúp bạn có nhiều kinh nghiệm sống hơn, tiếp xúc được nhiều người thuộc nhiều nền văn hoá khác nhau,.... Đặc biệt là việc đặt chân đến nhiều vùng đất mới trên thế giới, cơ hội khám phá những thú vị tại mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, mà không phải người nào cũng có cơ hội. Tuy nhiên mặt trái của nghề hướng dẫn viên Outbound thì không phải ai cũng hiểu:

  • Bạn phải làm quen và thích nghi với việc thay đổi múi giờ nếu hành trình của bạn là những chuyến đi xa, vượt Đại Tây Dương. Bạn có thể sẽ mất ngủ 1-2 ngày là điều bình thường.

  • Bạn có thể phải đứng ra thông dịch hay làm chứng, xử lý các vấn đề phát sinh của khách hàng trong chuyến đi, điều này có thể chứng tỏ bạn không phải là người gây ra vấn đề mà lại chính là người chứng kiến.

  • Di chuyển nhiều, thức ăn nhanh, ngồi nhiều, áp lực phải giao tiếp và có nhiều mối quan hệ một lúc... khiến cho sức khỏe của bạn ảnh hưởng ít nhiều. Đa số các bạn hướng dẫn viên Outbound chuyên nghiệp thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe, stress,...

3. Những thử thách khi làm hướng dẫn viên Outbound

Hoạt động du lịch Outbound

Trên thực tế, hoạt động du lịch Outbound – đưa khách Việt Nam ra nước ngoài công ty du lịch có thể sử dụng cả hai loại hình thẻ hướng dẫn viên Outbound trên, thậm chí không cần phải có thẻ HDV cũng được, miễn là công ty du lịch có Giấy phép Lữ hành Quốc tế theo luật định. Điều này xuất phát thực tế của hoạt động du lịch Outbound. Khi có tour du lịch ra nước ngoài, công ty du lịch sẽ cử 1 người phụ trách chăm sóc đoàn, làm các thủ tục xuất nhập cảnh, am hiểu tuyến điểm du lịch để dẫn khách đi đến nơi, về đến chốn, mà từ chuyên môn gọi là Hướng dẫn viên – Tour Leader, viết tắt là T/L. Còn việc chỉ dẫn, thuyết minh cho khách hàng đã có HDV địa phương đảm nhận.

4. Hoạt động du lịch Outbound

Lời kết: Để thành công dù làm nghề gì cũng cần phải có sự kiên trì. Tuy nhiên sự vất vả và khó khăn đặc thù của nghề hướng dẫn viên Outbound cần một sự say mê và nhiệt tình nhiều hơn. Bạn muốn đến nhiều nơi trên thế giới mà không cần tiền bạc? Hãy thử thách bản thân trải nghiệm thử làm HDV để khám phá thế mạnh của bản thân và lựa chọn cho mình công việc phù hợp nhé!